Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh những chú bò đeo kính thực tế ảo (VR) từ gia đình İzzet Kocak, ở Aksaray. Kocak cho biết, anh đã lấy cảm hứng từ một bài báo về những con bò đeo kính VR trong một trang trại ở Nga và đã áp dụng thành công phương pháp này cho đàn bò của mình, khiến chúng tưởng như đang được ăn trên một đồng cỏ đầy nắng.

Kocak chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi thu về trung bình 22 lít sữa mỗi ngày. Sau khi được đeo kính VR, sản lượng sữa mà bò tạo ra tăng lên 27 lít”. Lý giải thêm cho sự hiệu quả, Kocak đánh giá rằng những chiếc kính thực sự đã mang lại cảm xúc tích cực cho đàn bò. Điều này được phản ánh qua sản lượng và chất lượng của sữa đã tăng lên trông thấy.
Qua câu chuyện của gia đình Izzet Kocak, tại sao những con bò khi sử dụng kính thực tế ảo (VR) lại cảm thấy hạnh phúc và giảm căng thẳng? Công nghệ thực tế ảo có thể mang lại cho cả người, động vật một “thế giới mới” và liệu rằng “thế giới mới” này có thành hiện thực hay chỉ đơn thuần là một thế giới nhân tạo qua lớp kính? Và công nghệ thực tế ảo ảnh hưởng đến cuộc sống ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Công nghệ thực tế ảo là gì?
Công nghệ thực tế ảo, tên tiếng anh là Virtual Reality (viết tắt là VR), là công nghệ mô phỏng không gian có thể giống hoặc khác với đời thực bằng máy tính, nhưng con người có thể “cảm nhận” một cách chân thực hơn nhờ vào một loại kính nhìn 3 chiều (kính thực tế ảo), cùng với các giác quan khác như âm thanh, xúc giác… để đắm chìm trong thế giới “như thật”. Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) đã và đang trở thành công nghệ mũi nhọn trong cuộc cách mạng 4.0.
Công nghệ ảo nhưng tại sao lại gọi là “thực tế”?
Chính vì hệ thống VR không chỉ mô phỏng hình ảnh không gian mà còn cho phép mô phỏng âm thanh và mùi khá rõ ràng. Thế giới “nhân tạo” này lại phản ứng, thay đổi theo ý muốn của người sử dụng qua hành động, lời nói… các cảm biến sẽ thu nhận những tín hiệu điện và từ đó máy tính sẽ phân tích và cho ra một môi trường ảo mới theo một nguyên lý hoặc thuật toán dựng sẵn.
Hệ thống VR gồm 3 thành phần chính và quan trọng nhất là phần mềm (SW), phần cứng (HW) và các ứng dụng, ngoài ra mạng liên kết và người dùng cũng là yếu tố quan trọng không kém giúp hệ thống hoạt động hiệu quả.

Với một hệ thống Công nghệ thực tế ảo, các đồ họa ba chiều, tính tương tác được xem là các đặc tính then chốt giúp người dùng có cảm giác đắm chìm. Công nghệ VR cung cấp 3 đặc tính cơ bản:
- Tính tương tác tức thời – hệ thống có thể nhận biết được tín hiệu thao tác của người dùng trong thế giới thực và mô phỏng những thao tác đó trong thế giới ảo ngay lập tức;
- Tạo cảm giác đắm chìm – người sử dụng sẽ cảm thấy bản thân như trở thành một phần của thế giới ảo;
- Tính tương tác giữa thực và ảo – người sử dụng có thể di chuyển độc lập trong thế giới ảo vào những khu vực nhất định với nhiều mức độ tự do khác nhau như người có thể bay, xuyên tường, đi lại khắp nơi hoặc bơi lặn… và có thể tương tác với các đối tượng ảo như ở trong môi trường thật. Với những đặc tính này, công nghệ thực tế ảo giúp xóa bỏ những hạn chế về thời gian và không gian trong trải nghiệm thực tế ảo của người dùng.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo
Thực tế ảo VR lần đầu phát minh vào năm 1962 với tên gọi là thiết bị mô phỏng SENSORAMA bởi Morton Heilig (Mỹ). Tuy nhiên cũng như nhiều ngành công nghệ khác, Công nghệ thực tế ảo chỉ thực sự được phát triển trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của tin học (phần mềm) và máy tính (phần cứng)
Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, Công nghệ thực tế ảo đang cho thấy sức mạnh và tiềm năng vượt trội của nó trong lĩnh vực trò chơi điện tử (gaming), khi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn lựa chọn VR là hướng phát triển chủ đạo cho các trò chơi mới nhất của họ. Tuy nhiên VR còn hứa hẹn mang tới nhiều ứng dụng thiết thực khác nữa khi được áp dụng trong cuộc sống.
Ứng dụng đào tạo y học
Trong các bộ môn y khoa, Công nghệ thực tế ảo được ứng dụng nhiều trong quá trình mô phỏng phẫu thuật hay hình ảnh ba chiều của cơ thể người giúp cho sinh viên có thể hiểu và thực hiện ca phẫu thuật giống thật, điều này vừa hạn chế những rủi ro không mong muốn nếu lỡ sơ suất đồng thời hạn chế căng thẳng, giúp của sinh viên có thể tự tin và thực hành.

So với phương thức đào tạo truyền thống, một trải nghiệm nhập vai có thể truyền cảm hứng và tăng sự tập trung hơn. Các buổi đào tạo sử dụng VR giúp học viên ghi nhớ sâu những kiến thức thu được, nắm rõ chi tiết, trực quan hóa các quy trình thực hiện phẫu thuật mà họ đã được học trong lý thuyết.
Ứng dụng du lịch
Bên cạnh y học, du lịch là ứng dụng truyền thống của Công nghệ thực tế ảo khi cho phép người dùng trải nghiệm các địa danh nổi tiếng một cách chân thật nhất. Tại Việt Nam, công nghệ VR bắt đầu áp dụng vào lĩnh vực này đối với các danh lam thắng cảnh, di tích, di sản văn hóa phi vật thể. Thực tế ảo VR cho phép người dùng nhập vai, điều hướng và tương tác với môi trường, mang đến những trải nghiệm cảm giác thực sự tại một nơi.
Theo các nghiên cứu, công nghệ thực tế ảo VR có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn điểm đến của du khách và là công cụ marketing hiệu quả giúp du lịch Phú Yên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Ứng dụng Công nghệ thực tế ảo vào lĩnh vực giáo dục – xu hướng mới trong kỷ nguyên 4.0
Giáo dục cũng là một ứng dụng vô cùng tiềm năng của Công nghệ thực tế ảo có thể phát huy các thế mạnh về thực tế ảo, cho phép các học sinh được trải nghiệm “thực” tùy theo đặc trưng của từng môn học. Nổi bật là các công trình cổ đại lịch sử sẽ được tái hiện rõ cho học viên, hay các buổi thực tập giải phẫu cơ thể trong giờ sinh học cùng với các hiện tượng kỳ thú trong thiên nhiên hoặc thí nghiệm – điều mà có lẽ sách vở chẳng bao giờ làm được.
Ngoài ứng dụng trải nghiệm, Công nghệ thực tế ảo còn có tác dụng mô phỏng không gian làm việc cho mục đích an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, mục đích giáo dục và mục đích đào tạo. Với một môi trường ảo nhưng thực tế, người học có thể phát triển các kỹ năng của mình mà không phải chịu hậu quả trong thế giới thực.
Nó đã được sử dụng và nghiên cứu giáo dục tiểu học, giảng dạy giải phẫu, quân sự, đào tạo phi hành gia, mô phỏng chuyến bay,] đào tạo thợ mỏ,,… Đồng thời công nghệ VR cũng được xem là phương án để giảm chi phí huấn luyện quân sự bằng cách giảm thiểu lượng đạn dược sử dụng trong thời gian huấn luyện.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng công nghệ VR trong đào tạo đạt hiệu quả cao hơn so với đào tạo truyền thống trong việc phát triển các kỹ năng kỹ thuật, thực hành và cảm xúc xã hội của sinh viên. Những sinh viên hoàn thành khóa đào tạo ứng dụng VR cho thấy mức độ tự tin và hiệu quả đối với việc học của bản thân cao hơn 20% sau khi hoàn thành khóa học của mình.
Tuy nhiên, Công nghệ thực tế ảo cũng có những “điểm trừ” như ngốn băng thông lớn – tốc độ truyền tải dữ liệu chậm, tạo cảm giác giật và đau đầu cho người học, chưa kể đến kính thực tế ảo đang có chi phí khá cao. Theo giảng viên Nguyễn Thị Hiền, đối với các học sinh nông thôn, ngay cả việc có được một chiếc điện thoại để học trực tuyến cũng là một điều khó khăn, khi mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế.
Mặc dù Công nghệ thực tế ảo đem lại nhiều giá trị tích cực, nhưng đứng từ góc độ giáo dục, ông Vũ Ngọc Tâm – Tiến sĩ Đại Học Oxford, CEO Earable, cho rằng, nên cân bằng giữa việc đi học ngoài đời thực và việc đi học online, dù qua thế giới ảo hay Facebook, Zoom.
Ngay trong đợt COVID-19, các bạn sinh viên ở ĐH Oxford cũng không muốn ngồi học ở nhà mà muốn đến trường, để có những trải nghiệm thực tế. “Dù công nghệ có tiến bộ đến đâu nhưng có nhiều thứ mà AR/VR không thể truyền tải được, độ phân giải màn hình có cao bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể giống như ở ngoài đời thực hay loa có xịn như thế nào thì cũng không thể bằng giọng của một người gặp trực tiếp bên ngoài”, ông Tâm nhấn mạnh.
Phương pháp giáp dục mới sử dụng công vụ AI vào việc học lập trình cho trẻ tại Sumato
Học viện công nghệ Sumato là một trong những trung tâm đào tạo STEAM hàng đầu dành cho trẻ em tại Việt Nam, với sự kết hợp giữa các công cụ AI hiện đại và giáo trình Nhật Bản chất lượng cao, hứa hẹn mang đến cho các em học viên những trải nghiệm học tập đầy hứng khởi và thú vị.
Với mục tiêu giúp các em học viên phát triển tư duy sáng tạo, tự tin trong việc sử dụng công nghệ hiện đại, Sumato đã xác định STEAM là chủ đạo trong suốt quá trình giảng dạy. Các em có thể tiếp cận với các môn học khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học thông qua các khóa học đa dạng như lập trình, học máy, thiết kế đồ họa, robotica, game và nhiều hơn thế nữa.



Ngoài ra, Sumato còn sử dụng các công cụ AI hiện đại như ChatGPT và Kaiber AI để tăng cường khả năng tương tác và đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các bài tập và dự án của các em học viên. Các em sẽ được khám phá và áp dụng các công nghệ mới nhất, đồng thời hướng tới khả năng đáp ứng yêu cầu của một thế giới ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ.
Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất đồng bộ, Sumato mong muốn mang đến cho các em học viên một môi trường học tập hoàn hảo, đầy đủ các yếu tố để giúp các em phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng.
Hãy đăng ký ngay cho các workshops tạo video bằng Kaiber AI và ChatGPT của Sumato để được trải nghiệm sự kết hợp dữ liệu và trí tuệ nhân tạo đầy thú vị. Hãy cùng Sumato khám phá và khai phá tiềm năng của mình để trở thành những người lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ trong tương lai!
Học Viện Công Nghệ Sumato
• Địa chỉ: 750 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
• Hotline: 028 7775 8889
• Fanpage: Sumato Academy