Mô tả khóa học
Kiến thức
Chương 1: Cơ chế truyền động bánh răng
-
Tìm hiểu chuyên sâu các loại Bộ truyền động, phân tích tính thực tiễn của từng loại trong việc chế tạo lắp đặt động cơ.
-
Tính được tỉ số truyền từ đơn giản đến phức tạp, hiểu được nguyên lý truyền động của bánh răng.
-
Đây là một bước quan trọng giúp học sinh ứng dụng các công thức vào phần lập trình, giúp robot tăng độ chính xác.
Chương 2: Chuỗi vận hành nhiệm vụ: Thử thách không gian - Space Challenge
-
Học sinh sẽ nghiên cứu với tư cách là các nhà khoa học và kỹ sư. Các em sẽ đắm mình trong các nhiệm vụ thúc đẩy giúp giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm một cách sáng tạo. Các em sẽ làm việc trên Sa bàn thử thách, một nền tảng hấp dẫn hiện đang được áp dụng cho rất nhiều cuộc thi công nghệ - robot trên thế giới.
-
Nâng cao kỹ năng tự phân tích lập trình và sáng tạo các mô hình phù hợp với từng nhiệm vụ.
Chương 3: Robot tự động hóa - Robot Sumo
-
Học sinh sẽ trải nghiệm cảm giác được thi đấu tại các đấu trường robot lớn trên thế giới.
-
Dựa trên bộ luật thi đấu thế giới, học sinh sẽ nghiên cứu một mô hình robot và lập trình cho chúng tự động vận hành.
-
Buổi kết thúc khóa học sẽ là sàn trình diễn của các học sinh cùng với các mô hình robot của các em.
Kỹ năng
-
Kỹ năng thực hành: Áp dụng kỹ thuật lấy mẫu, sử dụng thiết bị, quan sát và đo đạc thực tế
-
Kỹ năng phân tích toán học: Tính toán, sử dụng đại lượng và đơn vị, phân tích số liệu và đồ thị
-
Kỹ năng giao tiếp: Phương pháp trình bày, tạo lập luận có bằng chứng, đưa ra giải thích
Yêu cầu học viên
-
Hoàn thành khóa học EV3 - 1
-
Đúng độ tuổi để trẻ có được trải nghiệm tốt nhất
Thiết bị học tập
-
Sản phẩm LEGO Education EV3 MindStorm
-
Bộ học cụ và sân thi đấu LEGO Space Challenge
-
Máy tính
Nội dung chương trình học
-
Ôn tập các kiến thức cơ bản đã được học ở học phần 1
-
Tìm hiểu về phương thức tính Tỉ số truyền, các thuật ngữ trong Bộ Truyền động
-
Tìm hiểu mối quan hệ : Tỉ số truyền, Vận tốc, Quãng đường, hộp số là gì ? Vai trò và phân loại
-
Tìm hiểu khái niệm, lợi ích và bất lợi của Lực ma sát, hệ số ma sát trượt của các loại chất liệu khác nhau
-
Ôn tập lại các kiến thức Cơ chế truyền động của bánh răng, các phép tính Tỉ số truyền
-
Mục đích và sứ mệnh: con người chinh phục sao hoả.
-
Tìm hiểu sao hỏa, những chuyến thám hiểm sao hỏa từ năm 1960
-
Tìm hiểu công dụng của “Đĩa vệ tinh - Satellite dish”, cách truyền thông tin của vô tuyến, thực hiện nhiệm vụ “Activate Communications”
-
Tìm hiểu sự khó khăn của con người (phi hành gia) trong sứ mệnh chinh phục Sao Hoả, biện pháp khắc phục các khó khăn, thực hiện nhiệm vụ “Assemble Your Crew”
-
Tìm hiểu Phòng thí nghiệm Sao Hỏa, mục tiêu và nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ “Free the MSL Robot
-
Tìm hiểu về vệ tinh liên lạc, mô phỏng đường đi của sóng vô tuyến, thực hiện nhiệm vụ “Launch the Satellite”
-
Tìm hiểu 15 năm nghiên cứu Sao Hoả, con người đã thu được gì, thực hiện nhiệm vụ “Return the Rock Samples”
-
Tìm hiểu Nguồn cung cấp năng lượng cho việc khám phá không gian, điểm mạnh và yếu khi sử dụng mảng năng lượng mặt trời cho tàu thám hiểm, thực hiện nhiệm vụ “Secure the Power Supply”
-
Tìm hiểu các tàu không gian được phóng vào vũ trụ, làm sao để thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất, thực hiện nhiệm vụ “Initiate Launch”
-
Ôn tập phần lắp ráp và lập trình robot theo từng nhiệm vụ
-
Tiến hành phát triển phần cơ cấu và phần lập trình để robot có thể giải được nhiều nhiệm vụ trong 1 thời gian ngắn nhất
-
Tham dự cuộc thi “thử thách không gian” giữa các học sinh trong lớp
-
Tìm hiểu về lịch sử của môn võ Sumo, giới thiệu về các giải đấu Sumo robot trên thế giới, phân tích các giai đoạn trong thi đấu
-
Phân tích luật thi đấu, giới thiệu các loại robot
-
Tìm hiểu về các loại robot sumo và chức năng của chúng
-
Thiết kế hình dạng và lập danh sách các chi tiết lắp thành robot trong bộ EV3
-
Phân tích các chức năng muốn áp dụng cho robot - xây cơ cấu cho robot.
-
Xây dựng robot theo đúng ý tưởng đã lập
-
Lập trình robot theo đúng ý tưởng đã lập.
-
Ghi nhớ quy trình lắp ráp và tập lắp ráp theo đúng thời gian quy định, cách đọc các giá trị và chương trình lập trình robot
-
Vận hành thử nghiệm robot trên sa bàn thực tế theo từng nhiệm vụ được đưa ra
-
Ghi nhận và đánh giá quả hoàn thành của robot
-
Dựa trên ghi nhận đánh giá học sinh sẽ tự chỉnh sửa về cơ cấu và chương trình lập trình sao cho robot hoạt động hoàn hảo nhất
-
Học sinh luyện tập phần thuyết trình về dự án
-
Chuẩn bị cho buổi kết khoá
-
Học sinh hãy trình bày về phần thiết kế và phần vận hành của robot, cũng như chia sẻ trong quá trình thực hiện dự án đã gặp vấn đề và cách giải quyết như thế nào
-
Tham dự cuộc thi tại lớp, robot của học sinh sẽ thi đấu theo luật sumo Robot quốc tế