Ảnh đại diện

Mô tả khóa học

Mỗi bài học Kiddy code được phát triển bằng cách sử dụng các hướng dẫn khoa học, toán học và công nghệ từ hiệp hội Quốc gia về giáo dục trẻ nhỏ- NAEYC The National Association for the Education of Young Children và Lego education Quốc tế.

Khóa học Kiddy code giúp trẻ mầm non phát triển sự hiểu biết về mối quan hệ nguyên nhân kết quả và các khái niệm mã hóa ban đầu, chẳng hạn như trình tự sắp xếp, lặp lại và câu lệnh điều kiện. Sử dụng những bài học này, trẻ sẽ được thực hành các kỹ năng viết mã sớm, như giải quyết vấn đề, tư duy tính toán và sử dụng các công cụ kỹ thuật số để thiết kế và thể hiện ý tưởng. Đồng thời, trẻ sẽ được phát triển khả năng đọc viết và ngôn ngữ sớm.

Yêu cầu học viên

  • Đúng độ tuổi để trẻ có được trải nghiệm tốt nhất

Thiết bị học tập

  • Bộ đồ chơi mầm non cơ bản: Khối gỗ, bóng, vòng
  • Bút màu, thước, hồ, giấy trắng
  • Sản phẩm LEGO Education Coding Express trong khóa học Kiddy code

Nội dung chương trình học

  • Làm quen các thành viên trong lớp Kiddy code
  • Phổ biến các quy định tại lớp.
  • Giới thiệu về bộ học cụ giúp học sinh làm quen với nội nội dung của bộ LEGO Education BricQ Motion Essential.
  • Giới thiệu cho học sinh về các chi tiết ở hộp bên dưới khay trắng.

  • Tìm hiểu về lực đẩy và lực kéo
  • Trình bày bày các khái niệm liên quan ( lực và tác dụng của lực )
  • Làm quen với việc dùng bộ công cụ học tập này để lắp ráp mô hình
  • Khám phá cách các lực đẩy và kéo ảnh hưởng đến chuyển động của một vật
  • Lên ý tưởng thiết kế và xây xây dựng cuộc đua vượt chướng ngại vật

  • Ôn tập khái khái niệm về lực đã học ở bài trước khóa học Kiddy code
  • Khám phá cách đẩy vào một vật có thể thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động của vật đó, bắt đầu hoặc ngừng chuyển động của vật
  • Hiểu rằng các vật đẩy nhau khi va chạm và điều này có thể thay đổi chuyển động của vật
  • Quan sát và nhận xét sự chuyển động của bánh răng
  • Khám phá sự chuyển động của vũ công và bánh răng

  • Giới thiệu về lực đẩy/ kéo chậm, trung bình và nhanh
  • Giới thiệu các thuật ngữ bóng khúc côn cầu, cầu thủ, thủ môn, tạo và chặn các cú đánh bóng và lực
  • Đo lường mức độ hiểu của học sinh qua việc mô tả các lực khác nhau tác động thế nào đến cách một lực làm cho mọi thứ tăng tốc hoặc giảm tốc
  • Khám phá cách các lực đẩy và kéo khác nhau tạo ra và chặn các cú phạt đền
  • Khám phá tác động của các lực đẩy và kéo có sức mạnh khác nhau đối với chuyển động của một vật thể
  • Xem cách các cơ chế thanh răng và bánh răng truyền hoạt động để chuyển đổi một lực kéo tuyến tính thành lực đẩy quay

  • Lắp ráp dây kéo căng và giúp người biểu diễn đi trên dây và giữ được trọng tâm để không bị ngã.
  • Tìm hiểu về khái niệm trọng tâm ?
  • Tìm hiểu về lực cân bằng và không cân bằng ?
  • Khám phá trọng lực và áp dụng để giữ thăng bằng cho người biểu diễn đi trên dây

  • Khám phá về một chiếc xe buồm. Thiết kế cánh buồm bắt được nhiều gió và đi xa nhất.
  • Tìm hiểu về hai lực cân bằng ?
  • Áp dụng kiến thức về lực đẩy và kéo có sức mạnh khác nhau đối với chuyển động của một vật thể
  • Lên ý tưởng, phác họa, thiết kế. lắp ráp, thử nghiệm để tạo ra xe

  • Ôn tập các khái niệm về lực đẩy, lực kéo và trọng lực
  • Áp dụng các khái niệm về lực đã học tạo ra vật tiếp sức
  • Học sinh phác thảo lên ý tưởng cho mô hình và giải thích để sử dụng học sinh đã áp dụng lực gì lên mô hình ?

  • Các lực nào giúp cho các vận động viên di chuyển khi tham gia các cuộc thi điền kinh ? (Vận động viên dùng cơ thể để đẩy, dùng cơ bắp để chạy, nhảy, ném)
  • Khám phá một cơ chế có thể biểu diễn sự kiện điền kinh
  • Khám phá cách lực đẩy và kéo ảnh hưởng đến chuyển động của cơ chế
  • Đưa ra dự đoán về cách các lực tác động lên một vật có thể thay đổi chuyển động của vật đó

  • Thực hiện lắp ráp mô hình mô phỏng tác dụng của các lực đã học
  • Hiểu và áp dụng được truyền động của bánh răng
  • Nhằm đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức
  • Thuyết trình giới thiệu bản thân, vấn đáp với giáo viên, phản biện từ câu hỏi của các học sinh cùng lớp

  • Khám phá về lực làm cho xe đua di chuyển: (Phản lực hoặc lực đẩy đối với bánh xe đua làm cho xe đua di chuyển. Lực này xuất phát từ động cơ hoặc yếu tố khác đang đẩy xe về phía trước.)
  • Khám phá về lực làm cho xe đua dừng lại: (Lực ma sát lấy năng lượng khỏi xe làm cho xe chạy chậm lại khi lăn bánh. Yếu tố này được gọi là “sức cản lăn”.)
  • Điều gì có thể làm cho xe đi nhanh hơn hoặc chậm hơn? (Giảm khối lượng và ma sát bề mặt sẽ làm cho xe đi nhanh hơn. Tăng khối lượng và ma sát bề mặt sẽ làm cho xe chạy chậm lại.)
  • Nhận xét sự chuyển động của xe qua việc thay đổi kích thước bánh xe

  • Khám phá và lắp ráp mô hình trượt tuyết và cung đường băng
  • Tìm hiểu về lực làm cho xe trượt tuyết di chuyển? (lực đẩy)
  • Các yếu tố nào làm cho xe trượt tuyết di chuyển? (Trọng lực là lực kéo khối lượng xuống. Khối lượng của một vật càng lớn, tốc độ di chuyển của vật càng nhanh.)

  • Khám phá chuyển động của một vận động viên cử tạ khi người đó tập luyện tại phòng tập thể dục.
  • Lợi thế cơ học có thể giúp vận động viên nâng được nhiều tạ hơn như thế nào ?

  • Khám phá chuyển động của bóng rổ khi ghi một cú ném ba điểm.
  • Ôn tập các lực đẩy, kéo và trọng lực
  • Phác thảo, lên ý tưởng sáng tạo mô hình

  • Khám phá và nhận ra rằng hiệu quả của bánh răng và ròng rọc giúp mô hình hoạt động
  • Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy
  • Áp dụng kiến thức và kỹ năng liên quan đến lực gió, bánh răng hoặc ròng rọc, chuyển động quay
  • Thực hành lắp ráp mô hình

  • Khám phá sự cân bằng lực, trục, đòn bẩy và trọng lượng
  • Đòn bẩy, điểm xoay, trọng lượng và tải trọng ảnh hưởng đến việc cân bằng như thế nào
  • Làm thế nào chuyển động có thể được mô tả theo nhiều cách
  • Thực hành lắp ráp mô hình

  • Ôn tập các khái niệm về lực ma sát
  • Tìm hiểu trên xe đẩy hàng phần nào bị tác động nhiều bởi lực ma sát
  • Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của xe
  • Khám phá tác dụng của việc sử dụng các trục riêng biệt cho bộ bánh sau, hoặc bằng cách sử dụng các bánh xe khác nhau. Học Sinh phải nêu ra những quan sát của họ
  • Thiết kế, lắp ráp thử nghiệm chiếc xe không động cơ an toàn

  • Khám phá quá trình thiết kế kỹ thuật trong dự án cuối cùng này, trong đó kiểm tra sự hiểu biết của các em về các lực cân bằng và không bằng
  • Ôn tập lại các cơ chế học ở những bài trước
  • Vượt qua vạch đích trong tiếng hân hoan cổ vũ của đám đông!
  • Áp dụng kiến thức về lực không cân bằng khi lắp ráp mô hình vạch đích cơ học vui nhộn cho nhân vật điền kinh

  • Ôn tập các kiến thức về khoa học và công nghệ, các kiến thức toán học liên quan
  • Ôn tập kiến thức về lực, công nghệ kỹ thuật
  • Ôn tập thuyết trình, kể chuyện và mô tả các đối tượng và sự kiện

  • Đánh giá kiến thức thông qua các loại lực
  • Đánh giá khả năng quan sát và mô tả các đối tượng và sự kiện
  • Đánh giá kiến thức về khoa học và công nghệ

Hình ảnh lớp học

Đánh giá

Chia sẻ đánh giá của bạn!

0 / 5 sao

0 đánh giá

Viết đánh giá về khóa học...

0 reviews with a 1-star rating

There are no reviews with a 1-star rating yet

×

Đăng nhập

Continue as a Guest

    Đăng ký nhận tư vấn